Đồ nội thất gỗ là các sản phẩm trang trí nội thất có giá trị cao, nên trong quá trình sử dụng không ít khách hàng đều quan tâm làm cách nào để đồ gỗ được bền và càng sử dụng càng đẹp mới, đặt biệt là đồ gỗ tự nhiên. Sau đây, hãy cùng Nội Thất Mộc Nhân điểm qua một số mẹo hay giúp duy trì tuổi thọ của các sản phẩm nội thất bằng gỗ nhé. Để tăng độ bền và tính thẩm mỹ tự nhiên của đồ nội thất gỗ mới mua hay làm một số cách sau: 1. Dùng giấm lau đồ gỗ mới: Trước khi quét sơn các đồ dùng bằng gỗ, ta nên dùng giấm lau đi một lượt. Đồ gỗ sau khi sơn sẽ có màu sắc đẹp và sáng bóng. 2. Dùng nước chè lau đồ gỗ mới: Dùng nước chè hoặc nước gạo lau đồ gỗ sau khi vừa mới quét sơn lên để lớp sơn luôn bóng và không bị bong tróc dễ dàng. 3. Dùng sữa bò tẩy mùi sơn: Đun sôi sữa bò rồi đổ vào chén hoặc dĩa, sau đó đặt vào ngăn tủ có mùi sơn rồi đóng kín lại. Sau khoảng năm tiếng thì ngăn tủ sẽ hoàn toàn hết mùi sơn khó chịu.
Sử dụng bình xịt có vòi để phun các dung dịch vệ sinh lên bề mặt gỗ. Các sản phẩm nội thất gỗ đã qua sử dụng một thời gian dài thì chúng phải chịu rất nhiều tác động do quá trình sinh hoạt hằng ngày gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và độ bền. 1. Cách làm đồ gỗ mới trở lại: - Nhúng tấm khăn vào sữa bò để lau chùi bề mặt các loại đồ gỗ để tẩy sạch các vết bẩn và đồng thời cũng giúp đánh bóng đồ gỗ. - Dùng dung dịch nước pha giấm với tỷ lệ 4:1 để lau đồ gỗ, chúng sẽ sáng bóng trở lại. - Khi đồ gỗ đã mất đi độ sáng bóng, hãy dùng nước trà để nguội để chùi đồ gỗ, chỉ khoảng 2 - 3 lần lau là chúng sẽ sáng bóng như mới. 2. Dùng bàn chải lông để quét bụi: Hãy dùng bàn chải lông mềm (ví dụ chổi quét sơn) để quét bụi bám vào các kẽ, các mắt, ngóc ngách của đồ gỗ, quét từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài cho thật sạch rồi mới thực hiện lau rửa bằng các cách gợi ý trên. 3. Dùng giấy thiếc trong bao thuốc lá để tẩy vết cáu chè Nếu bạn là một người thưởng chè, yêu thích sử dụng nước trà mỗi ngày thì việc làm sánh nước chè ra ngoài cũng khá là dễ hiểu, tuy nhiên lâu dần, chúng sẽ tạo thành những vết cáu bẩn cứng đầu. Để chùi sạch chúng, hãy thử đổ lên bàn một ít nước rồi dùng giấy thiếc lau, sau đó lại dùng nước rửa lại một lần, vết cáu bẩn sẽ biến mất. Đặc biệt, cũng có thể dùng cách trên với ấm, cốc, đĩa uống chè. 4. Cách xử lý vết nóng rộp trên đồ gỗ Khi đặt trực tiếp tô, chén, dĩa đựng đồ nóng lên đồ gỗ sẽ để lại trên bề mặt những vết tròn màu trắng. Đừng lo lắng, chỉ cần dùng vải thấm dầu hỏa để lau đi nhé. Hãy thử dùng khăn nhúng nước ấm rồi vắt cho kiệt, sau đó nhỏ vào khăn một ít dung dịch amoniac, vò đến khi amoniac thấm ra bàn tay mới đập mạnh và cào vào vết nóng. Bước cuối bôi một lớp nến lên trên, vết nóng sẽ biến mất. Dùng vải thấm dầu hỏa để lau vết nóng rộp trên đồ gỗ
5. Cách xử lý đồ gỗ màu trắng bị ngả vàng Đồ gỗ màu trắng rất dễ bị ngả màu, khi đó hãy dùng bột đánh răng hoặc kem đánh răng để lau sẽ hết. Đặc biệt lưu ý không được chà quá mạnh làm tróc lớp sơn bóng trên đồ gỗ, khiến chúng vừa mất thẩm mỹ vừa nhanh hư. 6. Cách xóa các vết cháy trên mặt sơn đồ gỗ Đôi khi tàn thuốc lá hoặc những que diêm cháy chưa hết sẽ để lại những vết cháy trên đồ gỗ, ta có thể quấn vải thô lên đầu que tăm rồi lau vào vết cháy, sau đó dùng nến bôi lên một lớp mỏng, vết cháy sẽ hết. 7. Cách xóa các vết xước trên mặt sơn đồ gỗ Nếu đồ gỗ bị xước lớp bóng bên ngoài, hãy dùng bút nến cùng màu với màu gỗ để bôi lên vết xước, sau đó dùng sơn móng tay bóng quét lên một lần là được. 8. Cách xóa vết nến trên đồ gỗ Khi có vết sáp nến dính bề mặt đồ gỗ, Tuyệt đối không sử dụng các vật nhọn như dao hoặc móng tay để làm chúng biến mất. Hãy thử dùng một tấm nhựa mỏng, dùng tấm nhựa lau dầu từ ngoài hướng vào trong, sau cùng lấy khăn lau lại là sạch. 9. Cách xử lý lớp dán trên bề mặt đồ dùng bị rộp Dùng dao sắc rạch thuận chiều vân gỗ một đường, sau đó dùng ống phun phun keo vào vết rạch rồi lấy tay ấn nhẹ sao cho keo trào ra nhiều nhất rồi lấy khăn lau keo đi. Kế tiếp dùng một vật nặng lớn hơn bề mặt đường rạch đè lên, để chắc chắn hãy dùng một lớp nilon để ở giữa để tránh số keo còn lại dính vào vật nặng. Dùng súng phun keo để xử lý vết rộp trên bề mặt 10. Tẩy vết cáu nước trên đồ gỗ Vết cáu nước trên đồ gỗ là do khi bị đổ nước lên không trực tiếp lau đi mà thành. Với vết này, chỉ cần dùng một tấm khăn ẩm đặt lên vết cáu, sau đó dùng bàn là nóng ủi đi ủi lại vài lần là ổn. 11. Xử lý các vết lõm do va chạm đối với các đồ dùng làm bằng gỗ trẩu Đồ dùng làm bằng gỗ trẩu dễ bị lõm do gỗ này khá mềm. Hãy dùng khăn ướt phủ lên vết lõm rồi dùng bàn là nóng ủi lên. 12. Cách tẩy vết sơn cũ trên đồ gỗ Dùng nước hiên hình trong kỹ thuật rửa ảnh để lau vết sơn, sau đó rửa đồ gỗ, phơi khô rồi phủ một lớp bóng mới lên trên nếu cần. 13. Cách xử lý đồ gỗ bị nứt Nếu đồ gỗ không may bị nứt hãy dùng vải bông mềm hoặc tải gai rách đốt thành tro, trộn với dầu trẩu sông thành hồ đặc rồi nhét vào vết nứt. Đem chúng phơi khô thì vết nứt sẽ rất chắc và kín. Hoặc cũng có thể xé vụn báo trộn với phèn chua và nước sạch đun thành hồ đặc. Đợi hồ khô rồi nhét hồ vào những kẽ nứt, phơi khô. Tuy nhiên cách này chỉ dùng cho những đồ vật khô, ít tiếp xúc với nước. 1. Tránh để đồ nội thất gỗ tiếp xúc lâu với nước: Ngày nay, những đồ dùng bằng gỗ thường sẽ được xử lý kỹ càng, phủ một lớp bóng chống nước chống ẩm mốc. Tuy nhiên nếu để đồ gỗ tiếp xúc lâu với nước, hoặc để chúng ở nơi ẩm thấp, lâu ngày lớp phủ bóng sẽ mất tác dụng và giảm chất lượng gỗ đi nhiều. Nếu muốn lau dọn đồ gỗ, chỉ cần dùng một chiếc khăn ẩm lau đồ gỗ rồi lấy khăn khô, mềm để lau lại một lượt.
Dùng một chiếc khăn ẩm lau đồ gỗ rồi lấy khăn khô, mềm để lau lại một lượt. 2. Không dùng những đồ gỗ nội thất có chất lượng kém: Không nên ham của rẻ, bỏ tiền ra mua đồ gỗ nội thất kém chất lượng khi mà chúng dễ bị mối mọt, độ bền thấp và giá trị thẩm mỹ không cao. Hãy là một người mua hàng thông minh. 3. Không để đồ nội thất gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, hoặc nhiệt độ cao: Có nhiều người mắc phải sai lầm để đồ gỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Trong đồ gỗ lúc nào cũng có một độ ẩm nhất định, nếu để chúng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc để gần những nơi có nhiệt độ cao, độ ẩm sẽ biến mất, gây bạc màu kém sắc, dễ hư hỏng, thậm chí là nứt lớn. 4. Lười vệ sinh các loại đồ nội thất gỗ: Chất lượng và độ thẩm mỹ của đồ gỗ sẽ biến mất nếu bạn không thường xuyên vệ sinh lau chùi. Hãy lau chúng ít nhất 2-3 lần/ tuần để kéo dài tuổi thọ của đồ gỗ nhé! 5. Không để đồ nội thất gỗ chịu va đập mạnh thường xuyên: Đồ gỗ dù làm bằng gỗ tốt, có giá đắt đỏ tới đâu cũng sẽ bị cong vênh, lõm, thậm chí là nứt toác nếu bị va đập mạnh. Hãy cẩn thận khi sử dụng đồ gỗ, hạn chế nhất có thể việc tác động lực mạnh lên đồ gỗ để giữ gìn được chúng bền lâu. Không nên để bề mặt gỗ trầy xước. Cẩn thận khi di chuyển, khi để các đồ vật lên bề mặt gỗ 6. Không sử dụng các chất tẩy rửa cho đồ nội thất gỗ: Đồ gỗ không như các chất liệu khác, dễ hút ẩm, nên nếu thường xuyên dùng nước lau chùi sẽ gây căng phồng biến dạng. Đặc biệt là các chất tẩy rửa có tính axit, chúng sẽ bào mòn lớp bóng bảo vệ của đồ gỗ, gây xỉn màu, mất đi sự sáng bóng. Khi vệ sinh nên dùng bình xịt đánh bóng đồ gỗ chuyên dùng ít nhất 1- 2 lần/tháng để lớp bảo vệ bề mặt gỗ. Nên lau bằng dầu bóng thường xuyên cho đồ gỗ để tăng độ bảo vệ, tạo một bề mặt luôn bóng mới, không bị bám bụi, chống trầy xước.
Không sử dụng các chất tẩy rửa cho đồ nội thất gỗ 7. Khi có vết bẩn tràn trên bề mặt gỗ cần lau ngay bằng khăn khô. 8. Nếu dùng nước lau, chỉ phun nước trên bề mặt gỗ nhưng không được nhiều quá (nước sẽ làm bề mặt chóng hư), nên lau theo vòng tròn. Bạn đang có nhu cầu đóng nội thất gỗ hoặc mua thêm đồ nội thất có sẵn hãy đến ngay showroom của chúng tôi tại: 650 Trường Chinh, P. Tân Hưng Thuận, Q. 12 để tham quan mua sắm và chọn cho mình sản phẩm nội thất phù hợp nhé.
13 Cách bảo quản và sử dụng đồ nội thất gỗ làm tăng độ bền và tuổi thọ
Đối với đồ nội thất gỗ mới mua về:
Làm mới đồ nội thất đã sử dụng lâu ngày:
Các lưu ý khác giúp tăng tuổi thọ sử dụng đồ gỗ: